Page Nav

HIDE

Breaking News:

latest

Ads Place

Sân khấu sáng đèn, hân hoan Giỗ Tổ

  Ngày 6/9 và 7/9 (nhằm 11/8 và 12/8 Âm lịch), nhiều thế hệ văn nghệ sĩ, công nhân viên phục vụ trong ngành sân khấu đã tề tựu dự lễ giỗ Tổ ...

 


Ngày 6/9 và 7/9 (nhằm 11/8 và 12/8 Âm lịch), nhiều thế hệ văn nghệ sĩ, công nhân viên phục vụ trong ngành sân khấu đã tề tựu dự lễ giỗ Tổ truyền thống ngành sân khấu trong nhiều nỗi niềm hân hoan, xúc động.

Mỗi dịp 12/8 Âm lịch hàng năm là ngành sân khấu cả nước lại tưng bừng đón mừng ngày giỗ Tổ truyền thống. Từ năm 2011, ngày này đã được công nhận là Ngày Sân khấu Việt Nam. Theo thông lệ hàng năm, Cung văn hóa Lao động tổ chức lễ giỗ Tổ đầy trang nghiêm.

Nhóm Kịch Đời bày tỏ lòng thành kính Tổ nghiệp

Từ 19h tối ngày 7/9, Nhóm kịch Đời đã cùng về sân khấu nhỏ để cúng tổ thật sớm. 



Trưởng nhóm kịch Đời, diễn viên Hồng Trang chia sẻ: “Tổ ở khắp nơi và trong lòng mỗi người làm Nghệ Thuật. Trang thấy rất vui khi mọi người tập trung về đây để thành kính tưởng nhớ, tri ân Tổ nghiệp. Lễ giỗ Tổ sân khấu năm nay được tổ chức trong không khí phấn khởi sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành sân khấu TPHCM dần phục hồi sau những mất mát. Nhớ lại những lúc kịch Đời diễn qua màn hình Online. Cảm xúc không thể nào tả nỗi. Vậy mà điều tưởng chừng như khó làm được thì chúng tôi vẫn chung sức, đồng lòng vượt qua. Và hôm nay đây, sân khấu kịch Đời vẫn tiếp tục sáng đèn vào thứ 4 hàng tuần phục vụ khán giả yêu thương. Quả thật tất cả chúng ta, những người con của sân khấu đã rất nỗ lực rất nhiều để vượt qua nghịch cảnh.”

Từ nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu

Đông đảo các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, các thế hệ văn nghệ sĩ đã tham gia Lễ kỷ niệm 103 năm ngày ra đời bản ” Dạ Cổ Hoài Lang” và ngày Sân Khấu Việt Nam lần thứ 13 năm 2022.

Trước đó, lãnh đạo tỉnh và văn nghệ sĩ đã đến thắp hương tưởng nhớ công lao cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Bạc Liêu tự hào là quê hương của “Dạ cổ hoài lang” – ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Đây là ca khúc đặc biệt, luôn chất chứa những ân tình chung – riêng, vượt không gian và thời gian với minh chứng đã tồn tại được 103 năm trong lòng khán giả gần xa yêu mến cải lương, nghệ thuật đờn ca tài tử. “Dạ cổ hoài lang đã góp phần làm nên sự trường tồn cho một thể loại âm nhạc độc đáo trong dòng chảy âm nhạc dân tộc, khi trở thành bài ca trường tồn của nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ. Chính vì lẽ đó, Như Huỳnh luôn xúc động mỗi khi được hát về Dạ cổ hoài lang. Huỳnh càng thấy tự hào vì chính bản thân vẫn luôn nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực sân khấu và thấy hạnh phúc khi được chọn gắn bó với nhà hát Cao Văn Lầu.

“Đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà, bằng tâm huyết với nghề nghiệp, bằng tài năng và sự mẫn cảm thiên phú của người nghệ sĩ, cùng tình cảm, trách nhiệm đối với quê hương, sẽ tiếp tục có những tác phẩm văn học – nghệ thuật mang hơi thở cuộc sống, phản ánh sự đổi mới, phát triển của quê hương, có tầm tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao” – Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu – Lữ Văn Hùng nhắn gửi những mong ước đến văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Không có nhận xét nào

Latest Articles